Phải làm gì khi da bị cháy nắng

Ngày đăng: 13/11/2021

Ngoài các nỗi đau ngắn hạn như đỏ da, bỏng rát thì khi các vết cháy nắng mờ dần, tác hại tiềm ẩn vẫn còn kéo dài. Cháy nắng cũng là nguyên nhân hàng đầu trong phần lớn các trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính. Tuy nhiên, tin tốt lành là cháy nắng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

1. Cháy nắng là gì?

Cháy nắng là một phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da đối với tổn thương do tia cực tím (UV). Da con người có melanin – một sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da trước các tia nắng mặt trời. Melanin hoạt động bằng cách làm tối làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lượng melanin sản xuất tùy thuộc vào di truyền.

Đó là lý do tại sao một số người bị cháy nắng trong khi những người khác bị sạm da. Cả hai đều là dấu hiệu tổn thương tế bào của da. Đối với những người có ít melanin, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ kéo dài có thể khiến các tế bào da bị đỏ, sưng và đau, hay còn gọi là cháy nắng.

Hậu quả của cháy nắng có thể biểu hiện từ các triệu chứng nhẹ đến phồng rộp. Sau khi bị cháy nắng, da của bạn có thể bắt đầu bong tróc. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cố gắng tự loại bỏ các tế bào hư hại. Đừng bao giờ cố gắng tự lột da mà hãy để nó bong tróc tự nhiên.

2.Những điều bạn cần biết về cháy nắng

Loại da quyết định mức độ nhạy cảm của bạn với ánh nắng. Những người có làn da trắng có nguy cơ cao nhất.

Ngay cả khi không có cảm giác bỏng rát thì phơi nắng cũng làm tăng nguy cơ ung thư da. Thậm chí, khi bạn bị sạm da hoặc da của bạn sẫm màu, không bị đỏ thì ánh nắng mặt trời cũng có thể gây tổn thương tế bào và dẫn đến ung thư.

Chỉ số UV là một yếu tố quan trọng. Cường độ tia UV thay đổi theo mùa, thời gian trong ngày và vị trí địa lý. Chỉ số UV cao có nghĩa là da không được bảo vệ sẽ bị bỏng nhanh hơn, tổn thương nghiêm trọng hơn. Hãy cẩn thận, đặc biệt là khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ số thấp UV thì vẫn tồn tại rủi ro. Do đó, tốt nhất là bạn hãy bảo vệ bản thân mỗi ngày trong năm.

3.Cách điều trị và giảm cháy nắng

Hành động nhanh nhất để hạ nhiệt

Nếu đang ở gần hồ nước lạnh hoặc biển, hãy ngâm mình thật nhanh để làm mát làn da của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ ngâm trong vài giây để không kéo dài thời gian tiếp xúc với ánh nắng. Sau đó, hãy che chắn và ra khỏi ánh nắng mặt trời ngay lập tức, đồng thời tiếp tục làm mát vết bỏng bằng cách nén lạnh.

Bạn có thể sử dụng nước đá để nén lạnh, nhưng không được áp đá trực tiếp vào vết cháy nắng. Bạn cũng nên tắm nước mát nhưng không được quá lâu vì có thể làm khô da. Lưu ý tránh dùng xà phòng có tính ăn mòn cao, có thể gây thêm kích ứng da. Hoặc dùng ngay Khoáng xịt A&PLUS -  giữ ẩm cấp nước dịu da tức thì , chỉ cần xịt lên da lập tức bạn sẽ có cảm giác mát lạnh , dễ chịu .

Giữ ẩm

Hãy sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, tuyệt đối không phải là thuốc mỡ dầu hoặc dầu vì có thể giữ nhiệt và làm cho vết bỏng nặng hơn.

Giảm viêm

Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID),chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin để giảm viêm và khó chịu khi cháy nắng. Bạn cũng có thể sử dụng kem cortisone 1% không cần kê đơn theo chỉ dẫn trong một vài ngày để giúp làm dịu vết đỏ và sưng.

Bổ sung nước

Cháy nắng làm mất chất lỏng trên bề mặt da, do đó bạn có thể bị mất nước. Điều quan trọng là phải bù nước bằng cách uống thêm chất lỏng, bao gồm nước và đồ uống giúp bổ sung chất điện giải, trong khi làn da của bạn lành lại.

Đặc biệt quan trọng là phải Bôi kem chống nắng thật kĩ trước khi ra đường . A&PLUS gợi ý cho bạn một sản phẩm Kem chống nắng A&Plus Anti Uvab Foundation Base có tác dụng ngăn cản 93% tia tử ngoại (UVB) và cũng lọc bỏ tia UVA. Ngoài việc là thủ phạm gây ra bệnh ung thư da, tia UVB và UVA còn gây lão hóa da

Facebook